Các nhà nghiên cứu ví chú ong có màu đen sáng bóng có kích thước khoảng 6,4cm này như“con rồng Komodo” của họ hàng ong. ”Hàm của nó lớn đến nỗi che cả đầu nó khi đóng lại và dài hơn chân trước khi mở ra. Tôi thực sự không hiểu nó có thể đi bằng cách nào,” Lynn Kimsey, giám đốc bảo tàng Bohard of Entomology thuộc Đại học California cho biết.
Bộ hàm khổng lồ có tác dụng vừa tự vệ và vừa “chứng minh” được độ nam tính với các cô ong cái để được phép giao phối, các nhà nghiên cứu phỏng đoán. ”Chúng tôi thực sự không biết rõ tác dụng bộ hàm khổng lồ của chú ong đực này. Tuy nhiên, ở một số loài ong khác, những con đực treo mình ở lối ra vào tổ để bảo vệ tổ khỏi ký sinh trùng và bị cướp. Những chú ong đực sau đó được ong cái “thưởng” cho một lần giao phối mỗi khi ong cái trở về tổ. Như vậy, có thể nói rằng bộ hàm là một công cụ gián tiếp để đó là một cách đảm bảo phát triển giống nòi. Ngoài ra, bộ hàm của ong đực cũng cần đủ to để có thể ôm trọn ong cái khi giao phối,” bà Kimsey cho biết. Bà Kimsey đã phát hiện ra ong thợ vò vẽ trên dãy núi Mekongga ở phía đông nam Sulawesi trong một cuộc thám hiểm đa dạng sinh học gần đây. Cuộc thám hiểm được Chương trình hợp tác Tập đoàn quốc tế đa dạng sinh học tài trợ. |
Theo Đất Việt |